Tuyển sinh Sau Đại Học - Đại học Bách Khoa - ĐHQG Tp.HCM

Ngày 25/04/2024

Tuyển sinh đào tạo thạc sĩ năm 2015 - đợt 2 tại khu vực Tây Nguyên

 

Căn cứ “Bản ghi nhớ về hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ” ngày 08/10/2008 giữa Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia TP.HCM và Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng;

Căn cứ công văn số 5066/BGDĐT-GDĐH ngày 02/10/2015 của Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc chấp thuận cho Trường Đại học Bách Khoa đào tạo thạc sĩ khu vực Tây Nguyên năm 2015;

         Trường Đại Học Bách Khoa, Đại học Quốc gia TP.HCM xin trân trọng thông báo kế hoạch tuyển sinh đào tạo thạc sĩ năm 2015 – đợt 2 của các ngành tổ chức tại Tỉnh Lâm Đồng như sau:

A.   ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH

Cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý các doanh nghiệp hiện đang công tác tại các đơn vị khu vực Tây Nguyên.

B.   KẾ HOẠCH TUYỂN SINH

1.    Ngành tuyển sinh và môn thi tuyển

TT

Ngành tuyển sinh

Môn cơ sở

Môn

Cơ bản

Môn Ngoại ngữ

1.                                                

Quản trị kinh doanh

(hướng Quản lý công nghiệp)

sở quản trị kinh doanh

Toán quản lý

1 trong các ngoại ngữ: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung

2.                                      

Công nghệ sinh học

Sinh học đại cương

Toán cao cấp 1

3.                                      

Quản lý tài nguyên và môi trường (hướng Chính sách công trong bảo vệ môi trường)

Cơ sở quản lý môi trường

4.                                      

Kỹ thuật viễn thông

Giải tích mạch

2.    Thời gian thi tuyển: ngày 26, 27/12/2015

3.    Yêu cầu trình độ chuyên môn ngoại ngữ của người dự thi:

3.1 Người dự thi phải có đủ yêu cầu trình độ môn ngoại ngữ theo qui chế. Cụ thể như sau: 

a.      Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành (ngôn ngữ sử dụng trong đào tạo là 1 trong 5 ngoại ngữ Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung);

b.      Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam hoặc bằng kỹ sư chất lượng cao (PFIEV) được ủy ban bằng cấp kỹ sư (CTI, Pháp) công nhận, có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng;

c.      Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài;

d.      Có 1 trong các chứng chỉ ngoại ngữ dưới đây và các chứng chỉ phải còn trong thời hạn 2 năm, tính từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày đăng ký dự thi:

-        Tiếng Anh: chứng chỉ TOEFL ITP 450, CBT133, iBT 45; TOEIC 500 ; IELTS 4.5; PET 70; BEC Pre 65; BULATS 47; VNU-EPT B1.3; B1 (của một trong các cơ sở sau: Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội; Đại học Hà Nội; Đại học Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng; Đại học Ngoại ngữ - ĐH Huế; Đại học Sư phạm Tp. HCM; Trung tâm SEAMEO RETRAC);

-        Tiếng Pháp: Chứng chỉ DELF A3, DELF B1, B2; TCF niveau 2 trở lên; 

-        Tiếng Nga: Chứng chỉ TRKI cấp độ 2 trở lên;

-        Tiếng Đức: Chứng chỉ ZD cấp độ 2 trở lên;

-        Tiếng Trung: Chứng chỉ HSK cấp độ 4 trở lên.

e.      Có giấy chứng nhận điểm ngoại ngữ đạt từ 50 điểm trở lên trong kỳ tuyển sinh sau đại học do ĐHQG-HCM tổ chức còn hiệu lực 2 năm kể từ ngày thi môn ngoại ngữ đến ngày nộp hồ sơ.

3.2. Người dự tuyển chưa có các văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ như qui định tại mục 3.1 phải đăng ký thi môn ngoại ngữ trong kỳ thi tuyển sinh.

B. ĐIỀU KIỆN DỰ THI

1.      Ngành Quản trị Kinh doanh

-      Ngành phù hợp:

+ Tốt nghiệp đại học chính qui các ngành Kinh doanh, Kinh tế, Quản trị và Quản lý;

+ Tốt nghiệp đại học không chính quy khối ngành Kinh doanh, Kinh tế, Quản trị và Quản lý hiện đang công tác tại các cơ quan hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước thuộc tỉnh Lâm Đồng, có giấy cử đi học của cơ quan công tác.

-      Ngành khác: Đối với các thí sinh tốt nghiệp đại học chính quy khác ngành Kinh doanh và Quản lý, cần học chuyển đổi các môn sau trước khi dự thi:

TT

Môn học chuyển đổi

Số tiết

1

Kế toán đại cương

45

2

Kinh tế học

60

3

Tiếp thị cơ bản

45

4

Quản trị đại cương

45

5

Các phương pháp phân tích định lượng

45

-      Chương trình đào tạo 2 năm dành cho mọi đối tượng đạt yêu cầu đầu vào tuyển sinh.

2.      Ngành Công nghệ sinh học

-      Ngành phù hợp: Công nghệ sinh học.

-      Ngành gần: Y Dược, Sinh học, Nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản), Môi trường, Kỹ thuật Hóa học, Công nghệ Thực phẩm.

-      Chương trình đào tạo 2 năm dành cho học viên đã tốt nghiệp đại học ngành phù hợp chương trình đào tạo 4 năm, ngành gần.

3.      Ngành Quản lý tài nguyên và môi trường (hướng Chính sách công trong bảo vệ môi trường)

-      Ngành phù hợp: Quản lý tài nguyên & môi trường; Công nghệ & Quản lý Môi trường; Chính sách công.

-      Ngành gần: Quản lý đất đai; Quản lý biển đảo và đới bờ; Kỹ thuật môi trường; Kỹ thuật tài nguyên nước; Khoa học môi trường; Môi trường đất & nước; Môi trường không khí; Địa lý tài nguyên & môi trường; Khí tượng và khí hậu học; Hải dương học; Thủy văn học; Hóa môi trường; Kinh doanh; Kinh tế; Quản trị và Quản lý ...

-      Chương trình đào tạo 2 năm dành cho học viên đã tốt nghiệp đại học ngành phù hợp có chương trình đào tạo 4 năm, ngành gần.

4.      Ngành Kỹ thuật viễn thông

-         Ngành phù hợp: Ngành Kỹ thuật Điện Tử - Viễn Thông.

-         Ngành gần: Ngành Vật Lý Điện Tử, Vật Lý Y Sinh, hoặc các ngành có liên quan đến Điện Tử, Viễn Thông.

-         Chương trình đào tạo 2 năm dành cho học viên đã tốt nghiệp đại học ngành phù hợp có chương trình đào tạo 4 năm, không chính qui và ngành gần.

C. KẾ HOẠCH ÔN TẬP THI TUYỂN

1. Lớp ôn tập thi tuyển

-                     Thời gian khai giảng: tháng 11/ 2015

+       Môn Cơ bản (Toán cao cấp - 60 tiết)

+       Môn Cơ sở (45 tiết). Điều kiện mở lớp: sĩ số > 20 học viên.

+       Môn Anh văn: 60 tiết.

-         Học phí ôn tập: 50.000 đồng/ tiết

Chi tiết các môn cơ sở của từng ngành tham khảo tại trang web: https://www.pgs.hcmut.edu.vn/tuyen-sinh/thac-si

Ghi danh ôn tập: tại Văn phòng đại diện Trường Đại học Bách Khoa tại tỉnh Lâm Đồng. Số 15 Hùng Vương, Phường 10, Tp. Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng.

2. Phát hành và nộp hồ sơ đăng ký thi: 

-   Đăng ký dự tuyển online tại website: https://www.pgs.hcmut.edu.vn

-   Hồ sơ gồm:

+   02 bản sao văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ (theo mục 3.1);

+   02 bản sao bằng tốt nghiệp ĐH, 02 bản sao bảng điểm ĐH;

+   02 bản sao bảng điểm các môn học chuyển đổi, bổ túc kiến thức (nếu có);

+   Lý lịch khoa học; Phiếu khám sức khỏe; 02 ảnh 3x4;

+   Giấy chứng nhận đối tượng chính sách (nếu có).

-   Thời gian nhận hồ sơ dự thi: 01/12 – 20/12/2015

Tại Văn phòng đại diện Trường Đại học Bách Khoa tại tỉnh Lâm Đồng

-   Lệ phí hồ sơ: 60.000 đ/ hồ sơ

-   Lệ phí thi tuyển:

+   Môn cơ bản: 120.000 đ/ môn;

+   Môn cơ sở: 120.000 đ/ môn;

+   Môn Tiếng Anh: 120.000 đ.

 

Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ:

Văn phòng đại diện Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM

Số 15 Hùng Vương, Phường 10, Tp. Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng

Trang Web: https://www.pgs.hcmut.edu.vn

Điện thoại: (063) 3555 855; Cô Nguyễn Thị Thu Hiền: 0902 918 485

Trân trọng thông báo./.

 Tuyển sinh Sau Đại Học - Đại học Bách Khoa - ĐHQG Tp.HCM

Ngày 25/04/2024

Tuyển sinh đào tạo thạc sĩ năm 2015 - đợt 2 tại khu vực Tây Nguyên

 

Căn cứ “Bản ghi nhớ về hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ” ngày 08/10/2008 giữa Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia TP.HCM và Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng;

Căn cứ công văn số 5066/BGDĐT-GDĐH ngày 02/10/2015 của Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc chấp thuận cho Trường Đại học Bách Khoa đào tạo thạc sĩ khu vực Tây Nguyên năm 2015;

         Trường Đại Học Bách Khoa, Đại học Quốc gia TP.HCM xin trân trọng thông báo kế hoạch tuyển sinh đào tạo thạc sĩ năm 2015 – đợt 2 của các ngành tổ chức tại Tỉnh Lâm Đồng như sau:

A.   ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH

Cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý các doanh nghiệp hiện đang công tác tại các đơn vị khu vực Tây Nguyên.

B.   KẾ HOẠCH TUYỂN SINH

1.    Ngành tuyển sinh và môn thi tuyển

TT

Ngành tuyển sinh

Môn cơ sở

Môn

Cơ bản

Môn Ngoại ngữ

1.                                                

Quản trị kinh doanh

(hướng Quản lý công nghiệp)

sở quản trị kinh doanh

Toán quản lý

1 trong các ngoại ngữ: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung

2.                                      

Công nghệ sinh học

Sinh học đại cương

Toán cao cấp 1

3.                                      

Quản lý tài nguyên và môi trường (hướng Chính sách công trong bảo vệ môi trường)

Cơ sở quản lý môi trường

4.                                      

Kỹ thuật viễn thông

Giải tích mạch

2.    Thời gian thi tuyển: ngày 26, 27/12/2015

3.    Yêu cầu trình độ chuyên môn ngoại ngữ của người dự thi:

3.1 Người dự thi phải có đủ yêu cầu trình độ môn ngoại ngữ theo qui chế. Cụ thể như sau: 

a.      Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành (ngôn ngữ sử dụng trong đào tạo là 1 trong 5 ngoại ngữ Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung);

b.      Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam hoặc bằng kỹ sư chất lượng cao (PFIEV) được ủy ban bằng cấp kỹ sư (CTI, Pháp) công nhận, có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng;

c.      Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài;

d.      Có 1 trong các chứng chỉ ngoại ngữ dưới đây và các chứng chỉ phải còn trong thời hạn 2 năm, tính từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày đăng ký dự thi:

-        Tiếng Anh: chứng chỉ TOEFL ITP 450, CBT133, iBT 45; TOEIC 500 ; IELTS 4.5; PET 70; BEC Pre 65; BULATS 47; VNU-EPT B1.3; B1 (của một trong các cơ sở sau: Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội; Đại học Hà Nội; Đại học Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng; Đại học Ngoại ngữ - ĐH Huế; Đại học Sư phạm Tp. HCM; Trung tâm SEAMEO RETRAC);

-        Tiếng Pháp: Chứng chỉ DELF A3, DELF B1, B2; TCF niveau 2 trở lên; 

-        Tiếng Nga: Chứng chỉ TRKI cấp độ 2 trở lên;

-        Tiếng Đức: Chứng chỉ ZD cấp độ 2 trở lên;

-        Tiếng Trung: Chứng chỉ HSK cấp độ 4 trở lên.

e.      Có giấy chứng nhận điểm ngoại ngữ đạt từ 50 điểm trở lên trong kỳ tuyển sinh sau đại học do ĐHQG-HCM tổ chức còn hiệu lực 2 năm kể từ ngày thi môn ngoại ngữ đến ngày nộp hồ sơ.

3.2. Người dự tuyển chưa có các văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ như qui định tại mục 3.1 phải đăng ký thi môn ngoại ngữ trong kỳ thi tuyển sinh.

B. ĐIỀU KIỆN DỰ THI

1.      Ngành Quản trị Kinh doanh

-      Ngành phù hợp:

+ Tốt nghiệp đại học chính qui các ngành Kinh doanh, Kinh tế, Quản trị và Quản lý;

+ Tốt nghiệp đại học không chính quy khối ngành Kinh doanh, Kinh tế, Quản trị và Quản lý hiện đang công tác tại các cơ quan hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước thuộc tỉnh Lâm Đồng, có giấy cử đi học của cơ quan công tác.

-      Ngành khác: Đối với các thí sinh tốt nghiệp đại học chính quy khác ngành Kinh doanh và Quản lý, cần học chuyển đổi các môn sau trước khi dự thi:

TT

Môn học chuyển đổi

Số tiết

1

Kế toán đại cương

45

2

Kinh tế học

60

3

Tiếp thị cơ bản

45

4

Quản trị đại cương

45

5

Các phương pháp phân tích định lượng

45

-      Chương trình đào tạo 2 năm dành cho mọi đối tượng đạt yêu cầu đầu vào tuyển sinh.

2.      Ngành Công nghệ sinh học

-      Ngành phù hợp: Công nghệ sinh học.

-      Ngành gần: Y Dược, Sinh học, Nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản), Môi trường, Kỹ thuật Hóa học, Công nghệ Thực phẩm.

-      Chương trình đào tạo 2 năm dành cho học viên đã tốt nghiệp đại học ngành phù hợp chương trình đào tạo 4 năm, ngành gần.

3.      Ngành Quản lý tài nguyên và môi trường (hướng Chính sách công trong bảo vệ môi trường)

-      Ngành phù hợp: Quản lý tài nguyên & môi trường; Công nghệ & Quản lý Môi trường; Chính sách công.

-      Ngành gần: Quản lý đất đai; Quản lý biển đảo và đới bờ; Kỹ thuật môi trường; Kỹ thuật tài nguyên nước; Khoa học môi trường; Môi trường đất & nước; Môi trường không khí; Địa lý tài nguyên & môi trường; Khí tượng và khí hậu học; Hải dương học; Thủy văn học; Hóa môi trường; Kinh doanh; Kinh tế; Quản trị và Quản lý ...

-      Chương trình đào tạo 2 năm dành cho học viên đã tốt nghiệp đại học ngành phù hợp có chương trình đào tạo 4 năm, ngành gần.

4.      Ngành Kỹ thuật viễn thông

-         Ngành phù hợp: Ngành Kỹ thuật Điện Tử - Viễn Thông.

-         Ngành gần: Ngành Vật Lý Điện Tử, Vật Lý Y Sinh, hoặc các ngành có liên quan đến Điện Tử, Viễn Thông.

-         Chương trình đào tạo 2 năm dành cho học viên đã tốt nghiệp đại học ngành phù hợp có chương trình đào tạo 4 năm, không chính qui và ngành gần.

C. KẾ HOẠCH ÔN TẬP THI TUYỂN

1. Lớp ôn tập thi tuyển

-                     Thời gian khai giảng: tháng 11/ 2015

+       Môn Cơ bản (Toán cao cấp - 60 tiết)

+       Môn Cơ sở (45 tiết). Điều kiện mở lớp: sĩ số > 20 học viên.

+       Môn Anh văn: 60 tiết.

-         Học phí ôn tập: 50.000 đồng/ tiết

Chi tiết các môn cơ sở của từng ngành tham khảo tại trang web: https://www.pgs.hcmut.edu.vn/tuyen-sinh/thac-si

Ghi danh ôn tập: tại Văn phòng đại diện Trường Đại học Bách Khoa tại tỉnh Lâm Đồng. Số 15 Hùng Vương, Phường 10, Tp. Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng.

2. Phát hành và nộp hồ sơ đăng ký thi: 

-   Đăng ký dự tuyển online tại website: https://www.pgs.hcmut.edu.vn

-   Hồ sơ gồm:

+   02 bản sao văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ (theo mục 3.1);

+   02 bản sao bằng tốt nghiệp ĐH, 02 bản sao bảng điểm ĐH;

+   02 bản sao bảng điểm các môn học chuyển đổi, bổ túc kiến thức (nếu có);

+   Lý lịch khoa học; Phiếu khám sức khỏe; 02 ảnh 3x4;

+   Giấy chứng nhận đối tượng chính sách (nếu có).

-   Thời gian nhận hồ sơ dự thi: 01/12 – 20/12/2015

Tại Văn phòng đại diện Trường Đại học Bách Khoa tại tỉnh Lâm Đồng

-   Lệ phí hồ sơ: 60.000 đ/ hồ sơ

-   Lệ phí thi tuyển:

+   Môn cơ bản: 120.000 đ/ môn;

+   Môn cơ sở: 120.000 đ/ môn;

+   Môn Tiếng Anh: 120.000 đ.

 

Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ:

Văn phòng đại diện Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM

Số 15 Hùng Vương, Phường 10, Tp. Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng

Trang Web: https://www.pgs.hcmut.edu.vn

Điện thoại: (063) 3555 855; Cô Nguyễn Thị Thu Hiền: 0902 918 485

Trân trọng thông báo./.

© Bản quyền của Phòng đào tạo Sau đại học - Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM 2012